‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi mùa đẹp nhất ở từng vùng tham quan, cụ thể như sau:

Vùng ven biển: vùng ven biển Thanh Hóa có nhiệt độ cao, mùa hè nắng nóng, mùa đông không quá lạnh. Theo kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa, Hải Hòa, Hải Tiến, bạn hãy đi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 để có thể thoải mái tham gia các hoạt động tắm biển, vui chơi.

Vùng trung du: ngược lại với vùng ven biển, vùng trung du Thanh Hóa có nền nhiệt vừa phải, mùa hè không quá nóng nhưng mùa đông khá lạnh. Ở vùng này, bạn có thể đi du lịch vào mọi mùa trong năm, chỉ cần chú ý giữ ấm vào mùa đông.

Vùng đồi núi: vùng đồi núi Thanh Hóa vào mùa đông khá lạnh, vào mùa hè thì lại mát mẻ. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, để tận hưởng được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, bạn nên đi du lịch vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là 2 thời điểm Thanh Hóa chưa có mưa quá nhiều, thuận tiện cho hành trình tham quan, di chuyển.

Du lịch Thanh Hóa có gì thu hút du khách?

Thanh Hóa gây thương nhớ trong tôi và níu chân mọi du khách bởi nhiều điểm đến hấp dẫn, cùng những lễ hội đặc sắc, đậm tinh thần văn hóa dân tộc. Đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ sinh thái đa dạng phong phú, các di tích lịch sử lâu đời cùng không khí lễ hội truyền thống náo nhiệt…

Những địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng

7 địa điểm vui chơi ở thành phố Thanh Hóa sau đây là những nơi mang đến cho bạn những trải nghiệm thực sự thú vị. Bạn sẽ có những cảm nhận rất khác về cảnh quan, hệ sinh thái với những những nét đẹp rất đặc trưng. Đây là điều không phải ở đâu cũng có được theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của tôi.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – cảnh đẹp Thanh Hóa không thể bỏ lỡ

Địa chỉ: thuộc địa phận huyện Quan Hoá và Bá Thước, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 130km về phía Tây Bắc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chinh phục du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, cùng vẻ hoang sơ yên bình của núi non hùng vĩ. Pù Luông có hệ sinh thái đa dạng và những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn. Lạc bước tại đây, bạn sẽ có cảm tưởng như mình đang ở giữa không gian núi rừng Tây Bắc bao la, rộng lớn.

Đặc biệt, đỉnh Pù Luông ở độ cao trên 1700m được xem là nơi thâm sơn cùng cốc tuyệt đẹp. Đây là nơi để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh của Kho Mường, thác nước bản Hiêu. Bạn còn bắt gặp được nhiều guồng nước bằng gỗ của người Thái và hiểu hơn về cuộc sống mộc mạc của đồng bào nơi đây.

Bãi biển Sầm Sơn

Địa chỉ: thành phố Sầm Sơn, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16km.

Bãi biển Sầm Sơn là địa điểm nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn và tắm biển. Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên trù phú với bờ cát trắng trải dài cùng làn nước trong vắt, dịu êm.

Cầu Hàm Rồng

Địa chỉ: Tào Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Cầu Hàm Rồng là cầu đường sắt duy nhất bắc qua sông Mã và có vị trí giao thông quan trọng. Cầu được xem là “chứng nhân” của nhiều cuộc chiến tranh qua các thập kỷ và cũng là biểu tượng của ý chí và sự kiên cường, bất khuất của mảnh đất và con người xứ Thanh. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của bản thân tôi, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan cầu Hàm Rồng và ghi lại những bức ảnh cùng chứng nhân lịch sử này.

Thành nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới

Địa chỉ: xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá 45km.

Thành nhà Hồ là di tích kinh đô của nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam trong thời nhà Hồ. Di tích là tòa thành kiên cố được xây dựng bằng đá với kiến trúc độc đáo và có quy mô lớn. Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới và là thành lũy bằng đá có giá trị, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Vậy nên, đây là điểm đến hấp dẫn được đề cập rất nhiều trong các bài viết về cẩm nang, kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa.

Suối cá thần Cẩm Lương

Địa chỉ: thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 60km.

Suối cá thần Cẩm lương là nơi tập trung sinh sống với mật độ dày đặc của một loài cá to. Loài cá này được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ, tôn thờ như những linh vật. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa bạn cần biết khi đến suối cá thần là không nên đùa nghịch, bắt cá từ suối lên mà chỉ có thể chụp ảnh, cho cá ăn.